Khách hàng sẽ thực sự hài lòng khi họ mua món hàng nào đó của bạn mà họ cảm thấy ngoài chất lượng tốt, sự tiện lợi , giá lại rẻ hơn nơi khác. Nếu đạt được điều này, bạn đã chinh phục được khách hàng và họ sẽ luôn tìm đến bạn khi họ cần mua hàng. Đó là tâm lý chung của khách hàng.
Năm 1948, anh em nhà Tedia thừa hưởng cửa hiệu nhỏ do mẹ cha để lại. Người em là Tedia, anh trai Kaer, cả hai mới chưa đầy 30 tuổi. Họ đã cố gắng mở rộng mặt tiền của cửa hàng, thêm vài mặt hàng, thậm chí mở thêm vài cơ sở nữa, làm từ sáng đến tối.
Cuối năm tính lại, trừ giá gốc lãi lờ chẳng là bao. Hai anh em đã ngồi bàn tính mãi vẫn chưa hiểu tại sao có người cũng kinh doanh như mình mà khách thì đông, phất lên nhanh chóng. Bàn bạc hồi lâu, họ quyết định thu xếp công việc kinh doanh, bố trí người thay mình quản lý để cùng nhau đi các cửa hàng khác tìm hiểu.
KARL ALBRECHT
Hai anh em nhà Tedia tình cờ phát hiện ở một cửa hàng có dán thông báo viết như sau: Quý khách lưu ý! Xin mua hàng tại chỗ chúng tôi, giữ lại hoá đơn cẩn thận. Cuối năm cửa hàng sẽ giảm 3% tổng số tiền trong hoá đơn đã mua cho quý khách. Thì ra là vậy. Hai anh em như phát hiện ra câu thần chú kéo khách đến cửa hàng. Họ về nhà trao đổi với nhau. Tedia nhận xét: Cửa hàng ấy thành công là nhờ họ hứa sẽ giảm 3% vào cuối năm cho khách nên khách thấy có thể có lợi, chịu khó đến mua. Mình nên học chiêu này. Ngay hôm sau, tất cả các cửa hàng Aldi đều dán một thông báo: Cửa hàng chúng tôi giảm giá 3% cho mọi sản phẩm. Quý khách nào phát hiện giá ở cửa hàng không phải rẻ nhất trong thành phố sẽ được trả lại chênh lệch và có thưởng. |
Chỉ vài ngày sau, một đồn mười, mười đồn trăm, các cửa hàng Aldi đều đông nghịt khách. Hàng bán hết nhanh chóng, doanh thu tăng vùn vụt. Anh em nhà Tedia chỉ còn mỗi việc lo sao cho đủ hàng để phục vụ khách. Từ một vài cửa hàng, họ đã mở rộng chuỗi cửa hàng Aldi ra khắp nước và anh em nhà Tedia trở thành Vua bán lẻ ở Ðức.
Thực ra ở châu Á, những người Trung Hoa từ lâu đã có phương châm ăn lời ít, bán ra thật nhiều để nói về cách bàn hàng của người Hoa. Thì ra dù Âu hay Á, và có thể ở các châu lục khác, phương châm ăn lời ít để bán ra thật nhiều vẫn là một bí quyết thành công trong khâu bán lẻ.
Thời niên thiếu và ý tưởng kinh doanh táo bạo
Karl Albrecht sinh ngày 20 tháng 2 năm 1920, cuộc đời thành công của ông gắn liền với người em ruột kém ông 2 tuổi, Theo Karl Albrecht.
Theo và Karl đã nắm quyền kinh doanh cửa hàng do mẹ để lại. Bằng tài năng của mình, Karl và Theo đã mở thêm rất nhiều những cửa hàng nhỏ khác trong khu vực. Đến năm 1950, anh em nhà Albrecht đã có trong tay 13 cửa hàng.
Vào thời điểm đó, ý tưởng kinh doanh của 2 thanh niên chưa đến 30 tuổi này bị xem là khác thường: Họ chỉ "ăn lãi" tối đa 3% trên mỗi mặt hàng. Karl và Theo cũng mạnh dạn rút tất cả những hàng hóa không bán được ra khỏi giá hàng, và cắt giảm chi phí tối đa, không bán mặt hàng tươi sống, không quảng cáo, giữ quy mô cửa hàng ở mức bé nhất có thể.
Xây dựng và phát triển đế chế Aldi
Vào năm 1962, họ lần đầu tiên đưa thương hiệu siêu thị Aldi ra công chúng. Cả 2 đã thống nhất và phân chia khu vực hoạt động: Karl nắm khu vực phía Nam và thành lập nên Aldi Sud còn Theo ở trên phía Bắc và gây dựng Aldi Nord. Cả 2 công ty đều mối liên hệ qua lại tốt đẹp nhằm phát triển thương hiệu chung Aldi.
Bí quyết thành công của hệ thống Aldi là ở chỗ họ chỉ mua về và tiêu thụ các loại sản phẩm nếu biết chắc chắn đó là loại rẻ nhất trên thị trường: "Chúng tôi bán những sản phẩm tốt nhất với mức giá thấp nhất có thể". Chính sách kinh doanh độc đáo này đã giúp Aldi thu hút được sự quan tâm của khách hàng thay vì những chiến lược marketing tiêu tốn vô số tiền của. Thay vì những chương trình quảng cáo đắt tiền, hàng tuần Aldi chỉ phát đi những tờ rơi trong đó có ghi những mặt hàng mới của tuần tới cũng như giá cả, đặc biệt là những sản phẩm theo thời vụ. |
Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu thị trường Đức (Forsa), thực hiện năm 2007, 95% công nhân, 88% nhân viên tại các văn phòng, 84% công chức nhà nước và 80% người làm việc tự do mua sắm tại Aldi.
Những năm gần đây Aldi mở rộng mặt hàng tiêu thụ như hàng dệt may, máy tính,.v...v...Hiện Aldi đang là nhà cung cấp máy tính số một với khoảng 60% thị phần ở Đức
Karl Albrecht được mọi người ca ngợi như một nhà cố vấn quản trị xuất sắc, một nhà tư vấn kinh doanh lỗi lạc, một nhà văn, một diễn giả năng động và là một nhà tư tưởng với những ý tưởng đột phá đi trước thời đại. Căn cơ nền tảng cho cả sự nghiệp rực rỡ của ông thực chất là một phương pháp tư duy tiên tiến, logic trong việc khơi dậy tinh thần và ý tưởng của từng nhóm đối tượng riêng lẻ bao gồm: cá nhân, đội nhóm, các lãnh đạo và các doanh nghiệp.
Karl Albrecht có niềm đam mê đặc biệt với việc nghiên cứu tâm trí, đặc biệt là quá trình hình thành các ý tưởng. Ông từng nói rằng "Tôi tin rằng ý tưởng mới chính là dạng thức tối cao của của cải. Chúng ta có thể bàn về các doanh nghiệp, cộng đồng, tổ chức xã hội, chính phủ hay thậm chí cả quốc gia nhưng ý tưởng là chìa khóa cốt lõi để xây dựng nên mọi thành phần đó"
Karl luôn cố gắng truyền tải thông điệp về một phương pháp tư duy mới cho các nhà doanh nghiệp cũng như nhà lãnh đạo các tổ chức. Để tạo sự đột phá trong kinh doanh và bứt lên tầm cao mới, phải thay đổi sâu sa từ trong suy nghĩ chứ không chỉ đơn thuần ở phương pháp quản lý bên ngoài.
"Những ý tưởng lớn thường chỉ xuất hiện thoáng chốc nhưng chúng ta đang cần chúng hơn bao giờ hết. Quá nhiều những giám đốc điều hành sa lầy trong việc xử lý các đầu việc nhỏ nhặt thay vì định hướng con đường tương lai cho doanh nghiệp, điều thực sự cần thiết trong thời kỳ biến động này. Quá nhiều những nhà khởi nghiệp mắc kẹt trong việc điều hành công ty non trẻ, làm việc miệt mài nhưng với góc nhìn hạn hẹp từ trong doanh nghiệp chứ không phải góc nhìn tổng thể từ bên ngoài. Quá nhiều những nhà lãnh đạo các phong trào xã hội loanh quanh trong các chính sách và thủ tục. Chúng ta không thể làm được những điều vĩ đại nếu không nâng trí tuệ và tầm nhìn lên 1 nấc thang mới!"
Ngoài công việc, Karl Albrecht còn rất nhiều sở thích khác.
Ngoài sở thích viết sách, ông còn đặc biệt thích chơi golf. Karl đã mua 1 sân gôn để phục vụ sở thích cá nhân vào năm 1976 và đặt tên là Oshberghof. Bên cạnh đó ông cũng rất thích cây cảnh, trong đó nổi bật là chơi hoa lan, Theo thông tin từ nhiều người, Karl trồng rất nhiều loại hoa này tại khu vườn riêng của mình. Ông đồng thời sở hữu một bộ sưu tập quý giá bao gồm các máy đánh chữ cổ.